Ô nhiễm môi trường biển

Thế giới đang bước vào guồng quay của công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự phát triển vượt trội của nền kinh tế  biển đặc biệt là trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và dầu khí. Đây là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường biển. Hậu quả là hệ sinh thái sinh vật biển và cảnh quan môi trường biển bị tổn hại nặng nề. Vì điều này, chúng ta phải có phương án khắc phục vấn đề này sớm nhất.

Môi trường biển là gì

Môi trường biển là môi trường bao gồm các loại sinh vật sinh học và phi sinh học. Các yếu tố sinh học là thực vật, động vật và vi sinh vật. Các yếu tố phi sinh học bao gồm ánh sáng, oxy, nhiệt độ, độ ẩm,…

Các chất hóa học và rác thải từ đất liền bị trôi dạt vào lòng đại dương. Hệ thống xử lý chất thải chưa được tối ưu hóa gây ra hiện tượng chất thải bẩn, nước thải trong quá trình sinh hoạt tràn ra bên ngoài. 

Ô nhiễm môi trường biển bao gồm: ô nhiễm mảnh vụn, ô nhiễm nhựa, các chất độc, các mảnh vụn biển trôi lửng lơ trong đại dương.

Thực trạng ô nhiễm môi trường biển

Theo thông tin mới nhất, Việt Nam là một trong những nước phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước biển nặng nghiêm trọng nhất hiện nay. Nền kinh tế phát triển với lượng dân số tăng chóng mặt. Đây là nguyên nhân khiến chất thải gia tăng ngày càng nhiều.

Với đặc thù du lịch ở nước ta là một trong những ngành mũi nhọn đang phát triển. Chỉ riêng chất thải từ tàu du lịch ở vịnh Bắc Bộ ở mức trung bình 11,3kg rác cho một tàu trong một đêm.

Qua khảo sát tàu du lịch biển trên Vịnh Bắc Bộ có tới 77% các chất thải trực tiếp ra vịnh, 20% số tàu vào bờ để xử lý.

Tại khu vực ven biển, nước thải phát sinh 122-163 triệu m3/ngày. Lượng rác sinh hoạt trên huyện đảo đạt mức 6-8 tấn/ngày. Tính trung bình, mỗi km2 chứa 13.000 đến 18.0000 mẫu rác thải nhựa, 70% rác thải chìm xuống đáy biển và phá hoại các hoạt động sống ở đáy biển.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển

Nguyên nhân chủ quan từ việc con người sử dụng các loại nhựa chai nước ngọt, ly nhựa sử dụng 1 lần,… Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, sử dụng phân bón cho các trang trại, chất thải bẩn đổ ra đại dương. Gây ra nhiễm độc cho động vật hoang dã và ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người dân đang sinh sống ở các khu vực lân cận.

Nhà máy hoạt động sản xuất các loại sản phẩm, hầu hết các loại chất thải nhựa sẽ tuồn ra biển. Các loại nhựa như túi nilon, chai nước giải khát, lưới đánh cá từ đất liền trôi dạt trên mặt biển. Tuy nhiên các loại rác thải nhựa này có khả năng phân hủy cực chậm, thậm chí mất hàng ngàn năm để phân hủy.

Trong công nghiệp trồng trọt, con người cũng thường sử dụng các loại hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu để các loại thực vật phát triển nhanh chóng. Các loại chất thải không được xử lý đúng cách, cuối cùng tràn ra ngoài biển gây ra những điều đáng tiếc cho hệ sinh thái trên biển. Khai thác khoáng sản, dầu mỏ quá đà gây ra hiện tượng tràn dầu càng làm gia tăng vấn đề độc hại.

Hậu quả ô nhiễm môi trường biển

Nhựa không những có sự phân hủy chậm hơn so với các loại rác thải khác mà nó còn bóp nghẹt các động vật sống trong hệ sinh thái biển. Các loài động vật như Rùa biển, sao biển bị biến đổi hình dạng khi các loại chai nhựa lồng vào cổ và thân thể của chúng.

Chim biển khi ăn trúng các mảnh vụn từ nhựa gây ra tắc nghẽn đường tiêu hóa. Cá và bạch tuộc,… sau khi ăn phải các loại vi khuẩn trên biển, con người sử dụng làm thức ăn và gây ra nhiễm độc và các loại bệnh về tim mạch.

Qua đây, ta có thể thấy, ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào với sinh thái môi trường biển. Làm suy thoái đa dạng sinh học, sinh vật ở trong môi trường biển. Làm mất mỹ quan, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế trong ngành du lịch. Làm tuyệt chủng các loại động vật quý hiếm.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

Hạn chế sử dụng các loại nhựa dùng 1 lần để có thể giảm lượng nhựa thải ra môi trường mỗi ngày. Đặc biệt, phân loại các loại rác thải như rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ, rác thải tái chế để xử lý rác một cách khoa học hơn. 

Cần xây dựng các hệ thống xử lý chất thải và nước thải để đảm bảo lượng chất thải thải ra môi trường không khiến môi trường bị ô nhiễm.

Thay vì sử dụng các loại chất hóa học để tăng cường sự phát triển của thực vật thì nên sử dụng các loại phân hữu cơ, thân thiện với môi trường. 

Đặc biệt, tuyên truyền người dân bỏ rác đúng quy định, không vứt rác bừa bãi để bảo vệ môi trường.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Trái Đất Xanh hy vọng, đây là những chia sẻ hữu ích và có giá trị đến người đọc. Mong bạn luôn biết cách bảo vệ môi trường sống cũng như chú trọng trong việc bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm trên biển.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *