Không gian đô thị là gì? Định hướng phát triển khu đô thị năm 2022

Không gian đô thị đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp tăng sự gắn bó của dân cư với khu phố, thành thị và cộng đồng địa phương. Để đảm bảo nhưng người dân ở khu đô thị luôn cảm thấy thoải mái và tự do trong môi trường sống của họ. 

Khu đô thị tập trung số lượng dân cư cao, được xây dựng dựa trên sự phát triển về kinh tế, trung tâm chính trị, hành chính, để tạo nên một thị trấn nhỏ, một địa phương, ngoại thành phát triển vững mạnh và văn minh.

Định hướng phát triển không gian đô thị

Sự phát triển của không gian đô thị dựa trên mô hình, cấu trúc phát triển; cấu trúc đường giao thông; Hệ thống cây xanh và mặt nước; Phân vùng chức năng; phân cấp khu vực quy hoạch và mật độ dân số, phân vùng chức năng đô thị

Mô hình, cấu trúc phát triển

Chiến lược chính được chú trọng hàng đầu trong định hướng sự phát triển dài hạn được quy định: Bảo vệ môi trường, tăng cường mạng lưới cây xanh và hạn chế sử dụng năng lượng khi không cần thiết. Với mục tiêu giữ gìn cảnh quan xanh sạch đẹp và đa dạng hệ sinh thái học của toàn nhân loại. 

Cấu trúc đường giao thông

Nền kinh tế càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí vì lượng phương tiện giao thông tăng vọt trong những năm gần đây. Việc phân loại đường giao thông và có sự quản lý phù hợp về các tuyến đường giúp hạn chế tắc đường, đảm bảo về môi trường không khí hài hòa hơn.

Hệ thống cây xanh và mặt nước

Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm rừng, núi, đồi, ao, hồ, sông là những yếu tố hàng đầu quyết định tiềm năng cho sự bảo tồn sự đa dạng về sinh học và thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Vì điều này chúng ta cần có các phương án xử để xử lý nước thải từ các nhà máy, thu gom rác thải nhựa một cách hợp lý.

Phân cấp khu vực quy hoạch và mật độ dân số

Hệ thống phân cấp đô thị có nhiệm vụ cấu thành các đơn vị khác nhau dựa trên quy mô dân số và hướng dẫn phân bổ dân cư, không gian việc làm, không gian công cộng.

Phân vùng chức năng

Cấu trúc không gian được đề xuất tạo ra các khu vực khác nhau để tạo điều kiện cho công việc, sinh sống và vui chơi. Các khu vực được đề xuất là: Khu công nghiệp-công nghệ cao; Khu Logistics; Khu du lịch; Khu nông nghiệp; Lõi xanh; Khu vực phát triển hỗn hợp; Khu vực dân cư; Các nút đô thị chính.

Sự phát triển đô thị dựa trên phân khúc chức năng với quỹ đất dự trữ dành riêng cho phát triển trong tương lai. 

Phân vùng chức năng đô thị

Các thành phố trung tâm nằm ở vùng đô thị. Điều quyết định sự phát triển của khu đô thị đó là sức mạnh về kinh tế.

Cần đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của khu đô thị

Những khu vực đô thị trung tâm

Mỗi khu đô thị được hình thành đều có những chức năng riêng biệt, việc phát huy và hình thành các cơ cấu dân cư một cách hợp lý mang đến sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế cho toàn khu đô thị.

Lịch sử phát triển của không gian đô thị

Từ xa xưa, phần lớn diện tích toàn Miền Nam Sài Gòn nằm ở dưới biển. Do bồi đắp phù sa và mực nước biển hạ dần, đầm lầy cửa sông ngày càng mở rộng và tiến dần về biển. Với tốc độ phù sa bồi đắp vài trăm mét mỗi năm. Sài Gòn là tâm điểm của lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Ở các cửa biển ở Nam Bộ, chỉ cửa Cần Giờ vào Sài Gòn có đủ điều kiện cho tàu biển ra vào: cửa sông rộng không bị phù sa bồi đắp thay đổi dòng chảy, vịnh biển có Vũng Tàu che chắn bão gió.

  • Có 3 vùng đất cao tương ứng với khu vực ngày nay là trung tâm Q1 và Q3, khu vực đồn Cây Mai (Chợ Lớn); khu vực Gò Vấp,…
  • Bình Thạnh và Quận 4 là đất thấp có nhiều rạch tự nhiên giống vùng Nhà Bè – Cần Giờ hoặc Thủ Thiêm ngày nay.
  • Khu vực đô thị Sài Gòn Xứ mở rộng thêm về phía Bến Nghé quy hoạch vào năm 1862.
  • Thập niên 1890 Sài Gòn xuất hiện thêm phần cảng biển (phần Q4 ven sông Sài Gòn) và mở rộng khu vực Q3 ngày nay (san lấp một số rạch tự nhiên).
  • Vào những năm 1895 có các Đường sắt Sài Gòn Mỹ Tho; Đường sắt Sài Gòn – Gò Vấp; Xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn Chủ yếu để kết nối Sài Gòn – Chợ Lớn và đồng bằng sông Cửu Long

Cấu trúc không gian đô thị

Không gian đô thị lý tưởng mỗi khi chúng ta được tiếp cận là không gian xanh – sạch – đẹp. Công viên cây xanh, một quảng trường, một khu chợ một khu phố đi bộ, khu vực tự nhiên, phần kết nối đô thị như đường phố, vỉa hè, nhà chờ đợi xe bus. Đây là những vị trí quyết định cảnh quan của khu đô thị hiện đại. 

Những không gian này ngoài yếu tố xã hội còng phục vụ như một biểu tượng, một thành phần có ý nghĩa phản ánh bản sắc văn hóa cũng như thể hiện kết nối thị giác mạnh mẽ nhất giữa mặt đất.

Được lấy yếu tố từ cảnh quan tự nhiên như mặt nước, biển, sông, đầm, hồ, núi và đồng bằng để làm trụ cốt chính chọn cấu trúc không gian. Bên cạnh đó là các khu đô thị cốt lõi phát triển về nền kinh tế như trục hành chính, thương mại, tài chính, ngân hàng,… 

Để hoàn thiện, mở rộng quy mô, tăng cường chất lượng hoặc xây dựng mới để nâng cao hiệu quả các khu có chức năng đầu mối vùng.

Tổng  Kết

Việc đầu tư và phát triển không gian đô thị là một hoạt động vô cùng cần thiết cho toàn bộ hệ nhân sinh trong thời điểm hiện tại. Phát triển không gian đô thị giúp con người và hệ sinh vật được sống trong một môi trường văn minh toàn diện. Ở đó các em học sinh được vui chơi và học tập theo đúng cách. Các công dân được sống và làm việc theo mong muốn của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *