Đô Thị Hóa Là Gì? Đặc Điểm Và Tác Động Của Việc Phát Triển Đô Thị Hóa

Thời đại công nghệ lên ngôi nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, đây là một trong những điều kiện để phát triển đô thị. Cùng với đó là các vấn đề về rác thải khiến cho môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm nặng nề. Để có thể hoàn thành chính sách của nhà nước, xây dựng thêm nhiều khu vực đô thị hóa và cụm đô thị chúng ta cần làm gì. Hãy cùng Trái Đất Xanh tham khảo bài viết dưới đây để thu về nhiều kiến thức hữu ích!

Khái niệm đô thị hóa là gì?

“Đô thị hóa là gì?” là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại. Đô thị hóa là quá trình mở rộng đô thị tính theo tỷ lệ diện tích đô thị. Phát triển đô thị theo chiều sâu cơ sở hiện đại hóa, cơ sở vật chất nhằm tăng quy mô dân số. Sự phân bố dân cư và hình thành các hình thức, lực lượng sản xuất trong kinh tế quốc dân.

Ưu điểm của đô thị hóa là hướng đến sự hài hòa sự phát triển của môi trường, kinh tế, xã hội với mục tiêu cải thiện đời sống của nhân dân. 

Trong tiếng Anh, đô thị hóa được viết là Urbanization có nghĩa là quá trình mang đến lợi ích cho cộng đồng và dân tộc. Với những quốc gia có tỷ lệ thu nhập cao theo thời gian là các quốc gia đi đầu trong vấn đề đô thị hóa

Đô Thị Hóa Thời Đại Công Nghiệp Hóa

Các hình thức đô thị hóa:

Để độc giả có cái nhìn tổng quan về đặc điểm đô thị hóa dưới đây là 3 hình thức đô thị hóa cơ bản hiện nay.

  • Đô thị hóa nông thôn: Là xu hướng bền vững có tính quy luật giúp cải thiện lối sống cho khu vực nông thôn như (cách sống, thiết kế nhà cửa, văn hóa, phong cách sinh hoạt,…) là sự tăng trưởng đô thị theo hướng bền vững.
  • Đô thị hóa tự phát: là sự mở rộng của đô thị mà không qua quy hoạch, không chủ động trong kiểm soát do dân cư từ vùng khác tập trung đến đông dẫn đến tình trạng thất nghiệp, suy giảm kinh tế.
  • Đô thị hóa ngoại vi: là sự phát triển mạnh của vùng ngoại vi thành phố dựa trên kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng tạo nên các cụm đô thị để góp phần đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn.

Đặc điểm của đô thị hóa

Đô thị hóa là tỉ lệ dân số ngày một gia tăng ở các thành phố lớn, theo thời gian tỉ lệ này sẽ thay đổi, cụ thể được các tổ chức quốc tế thống kê như sau:

Dân số tập trung tăng lên

Biểu hiện đô thị hóa được thể hiện qua những cuộc khảo sát từ các quốc gia trên thế giới, dưới đây là số liệu được thống kê mới nhất 2022:

  • Đầu thế kỷ 19, số lượng thành thị tại các quốc gia lên đến 30 triệu người, chiến 3% tỉ lệ dân trên phạm vi toàn cầu. 
  • Sang thế kỷ 20, theo một cuộc khảo sát mới, con số này đã tăng thêm 25 triệu người, như vậy, xấp xỉ gần 14% trên thế giới. 
  • Đến thế kỷ 21 các chuyên gia dự đoán số dân thành thị khoảng 2,8 triệu, đạt gần 47% so với dân đô thị trên toàn cầu. 

Dân cư tập trung về những thành phố lớn

Trong 50 năm đầu thế kỷ 20, những thành phố từ 10 vạn dân có số dân thành thị tăng từ 350 đến 960 triệu người, tương đương 5,5% đến 16% dân cư trên toàn cầu. 

Dân cư tập trung đông đúc (Nguồn Ảnh: đài VOV2)

Lãnh thổ ngày càng mở rộng

Để đáp ứng nhu cầu sinh sống và phát triển kinh tế chung của người dân diện tích lãnh thổ của đô thị ngày càng tăng. Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, các thành phố chiếm khoảng 5% trên toàn lãnh thổ. 

Chất lượng cuộc sống được nâng cao

Nhờ quá trình đô thị hóa tăng cao nên đời sống dân cư cũng được cải thiện rõ ràng qua các hoạt động của cuộc sống. Các khu trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu vui chơi giải trí được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

Để quá trình đô thị hóa thay đổi đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan, như vị trí địa lý, đó có phải là nơi có ưu thế về tài nguyên hay thời tiết; Điều kiện xã hội; Văn Hóa dân tộc,… cụ thể là:

Vị trí địa lý

Các nhân tố tự nhiên về mặt địa lý sẽ thu hút dân cư tập trung nhiều hơn, vì thế quá trình đô thị hóa sẽ được thúc đẩy sớm hơn với quy mô lớn. Có thể kể đến một số yếu tố như: 

  • Thời tiết mát mẻ, khí hậu ôn hòa, dễ chịu
  • Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng đáp ứng
  • Tài nguyên về khoáng sản và đất đai thuận lợi
  • Hệ sinh thái đa dạng, có tiềm năng về văn hóa thể thao, giải trí

Điều kiện xã hội

Điều kiện xã hội biểu thị thông qua những chuyển biến của nền kinh tế và sự đáp ứng nhu cầu trong đời sống con người. Các nhân tố điều kiện xã hội ảnh hưởng đến sự đô thị hóa

  • Chính sách phát triển công nghiệp
  • Cơ hội việc làm và tiềm năng kinh tế
  • Mức độ học thức và trình độ lao động của người dân
  • Hiệu quả lưu thông hàng hóa
Nền kinh tế phát triển là yếu tố hàng đầu quyết định sự đô thị hóa

Điều kiện kinh tế phát triển

Sự phát triển kinh tế cao dẫn đến tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. Trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống của người dân. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế: 

  • Chính sách, định hướng phát triển của bộ máy lãnh đạo
  • Khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
  • Năng lực vận dụng, thích nghi công nghệ, kỹ thuật
  • Chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của người dân

Văn hóa dân tộc

Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng, liên quan đến các khía cạnh của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội,…  Tạo ra sức ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến vấn đề đô thị hóa

  • Định hướng phát triển đô thị với văn hóa giàu bản sắc
  • Thu hút du lịch, đẩy mạnh dịch vụ vui chơi giải trí 
  • Giữ gìn giá trị văn hóa và hình thành bề dày văn hóa

Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế và môi trường

Quá trình phát triển đô thị hóa tăng nhanh và liên tục, dân cư tập trung đông đúc ở các thành phố lớn. Điều này dẫn đến nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của toàn cầu. 

Sự phát triển kinh tế

Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố thúc đẩy đến mở rộng đô thị hóa là phát triển kinh tế. Tuy nhiên, điều đó cũng gây ra không ít bất cập cho đời sống và môi trường, cụ thể:

Tác động tích cực:

  • Kinh tế phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập bình quân đầu người.
  • Phân bố dân cư được thay đổi, đa dạng thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng
  • Phát triển và sử dụng lực lượng  lao động với chất lượng cao
Nền kinh tế ảnh hưởng đến đô thị hóa như thế nào

Tác động tiêu cực:

Vấn đề đô thị hóa nhanh chóng không gắn với công nghiệp hóa sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực:

  • Sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do thiếu nhân lực vị nguồn lao động đã tập trung lên thành thị để làm việc
  • Áp lực nặng nề do môi trường ô nhiễm, cơ sở hạ tầng quá tải, thất nghiệp, gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh, các tệ nạn xã hội xuất hiện như: nghèo đói, mù chữ, trộm cắp,…

Môi trường và không khí

Ngoài những tác động về kinh tế thì đô thị hóa cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Biểu hiện đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường, cụ thể:

Tác động tích cực:

Hạn chế sử dụng tài nguyên, tăng hiệu quả sản xuất, giảm ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái trong sản xuất. 

Nước thải sinh  hoạt cũng được xử lý tốt hơn so với các vùng nông thôn.

Tác động tiêu cực

Đô thị hóa nhanh khiến lượng rác thải sinh hoạt tăng cao ở mức đáng báo động

Lượng người tập trung về các khu đô thị có chiều hướng tăng nhanh hằng năm khiến chất thải bị ùn tắc, ứ đọng, gây khó khăn trong khâu xử lý rác

Không khí bị ô nhiễm từ các phương tiện giao thông thải ra môi trường bên ngoài

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí

Hướng xử lý cải thiện vấn đề đô thị hóa

Để khắc phục các vấn đề đô thị hóa, chúng ta cần có hướng xử lý khoa học, dưới đây là một số khía cạnh cần xem xét:

  • Tăng cường và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 
  • Công khai thông tin, số liệu về tình hình ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện truyền thông để nâng cao ý thức của người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường.
  • Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng hạn chế sử dụng các loại chất thải, rác thải nhựa ra không gian sống.
  • Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, các phương tiện hiện đại, không gây ô nhiễm như xe Bus, xe điện. 
  • Tăng cường giáo dục gia đình văn hóa, nếp sống văn minh hạn chế tệ nạn xã hội để lập lại trật tự an ninh đô thị.
  • Tăng cường công tác giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân, cải thiện trình độ lao động.
Kế hoạch bảo vệ đô thị hóa

Trên đây là những kiến thức tổng quan về vấn đề đô thị hóa cùng các phương án cải thiện những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện đô thị hóa hiện nay. Bài viết này đã trả lời những câu hỏi về đô thị hóa, đặc điểm đô thị hóa, tác động của đô thị hóa,… Hy vọng, qua bài viết, bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *