Kế hoạch chống rác thải nhựa

Sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa khiến mật độ tăng nhanh đột biến. Dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu sống ngày càng cao, yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong sinh hoạt, các loại rác thải từ thực phẩm như bao nilon, nước thải bẩn xả ra môi trường nước, đất khiến cho đất bị nhiễm phèn, nước bị nhiễm độc. Vì điều này, các nhà chức trách cần có kế hoạch chống rác thải nhựa.

 

Rác thải nhựa là gì

Rác thải nhựa là các loại sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không dùng đến bị đem vứt bỏ. Các loại rác thải bằng nhựa gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa,… Chúng phải mất đến hàng trăm năm, hàng ngàn năm để phân hủy. Tuy có thể mang lại sự tiện lợi nhất thời trong quá trình sử dụng nhưng lại gây ra những hậu quả to lớn về lâu về  dài cho hệ sinh thái của người và vật. Ô nhiễm rác thải nhựa diễn ra khi con người sử dụng các loại rác nhựa nhưng không có ý thức xử lý và khiến môi trường bị suy thoái trầm trọng.

Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam

– Chất thải nhựa sử dụng trong hoạt động sản xuất: Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sau đó các chất thải ra môi trường bên ngoài và không thể xử lý kịp thời.

– Rác thải từ các khu du lịch: Việt Nam là một trong những đất nước có sự phát triển vượt bậc về ngành du lịch và dịch vụ. Đặc biệt ở các khu vực gần biển, các hàng quán nhiều, khu vui chơi tập trung là lý do mà các loại rác thải này tràn lan ra môi trường biển.

– Rác thải nhựa từ quá trình sinh hoạt: Các loại rác thải từ các sản phẩm như túi nilon, chai nhựa, ly nhựa sử dụng một lần với số lượng lớn, gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường.

– Rác thải y tế: Rác thải y tế có tính chất sắc nhọn có thể là những vật như kim, dao mổ, ống tiêm,… đây là các loại chất thải có thể gây các loại bệnh truyền nhiễm và chất độc hại ô nhiễm môi trường.

– Rác thải từ các phương tiện giao thông: Lượng dân số tăng nhanh khiến nhu cầu sinh sống và làm việc cũng có xu hướng đi lên. Vì điều này, số phương tiện đi lại ngày càng nhiều, khói bụi ma sát với mặt đường hòa vào không khí bay lên các tầng mây.

– Rác thải từ các làng nghề: Ở những làng nghề có truyền thống sản xuất các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng họ chưa có hệ thống xử lý các loại rác thải. Các loại chất thải này thường được đổ ra nguồn nước và trôi về mặt biển, mặt hồ gây ra nhiễm độc nguồn nước.

Hậu quả của rác thải nhựa

Chất thải nhựa gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe con người và các loài sinh vật. Theo báo cáo của Hiệp hội Tài Nguyên và Môi Trường trung bình mỗi năm, số lượng nhựa thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó khoảng hơn 30 tỷ túi nilon.

Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường

Chất thải bằng nhựa không được xử lý kịp thời sẽ ngấm vào lòng đất sau đó phân rã thành các mảnh vi nhựa, gây ra nhiễm độc cho nguồn nước ngầm.

Ở khu vực rừng núi, các loại rác thải khiến đất bị ô nhiễm và không còn khả năng giữ nước dẫn đến hiện tượng sạt lở đất nghiêm trọng.

Con người còn chưa thực sự hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Vì khí thải sinh ra từ các đống rác gây ô nhiễm không khí, các loại mùi hôi từ rác thải phân hủy, nước thải chảy xuống ao hồ sẽ gây ra vấn nạn ô nhiễm nguồn nước.

Phá hoại sức khỏe của con người

Rác thải nhựa sinh ra các chất độc đi-ô-xin, furan là những loại độc phá hoại khả năng miễn dịch ở mỗi người, gây ra bệnh hiểm nghèo.

Chúng ra chưa có phương án xử lý các loại rác thải nhựa, có khi thì chôn lấp có khi thì ta mang đi đốt. Khi chôn lấp vào đất, theo thời gian dài, các loại rác thải này sẽ phân ra các mảnh vi nhựa. Các mảnh vi nhựa này ngấm vào đất, chìm xuống đáy đại dương,… khiến các loài sinh vật sống trong môi trường đó khi ăn trúng bị tắc nghẽn đường tiêu hóa. Một số loài sinh vật khác thì bị biến đổi hình thái khi các loại chai nhựa này xuyên qua cơ thể chúng.

Và đương nhiên các loại cá hay mực biển khi con người sử dụng làm thức ăn sẽ bị nhiễm độc gián tiếp vì lượng hạt vi nhựa từ dạ dày động vật gây ra các bệnh về tim mạch.

Khi con người đốt các loại bao nilon, chai nước ngọt,… sinh ra khí độc dioxin phá hủy hệ thống miễn dịch ở người.

 Gây biến đổi hình thái ở sinh vật biển

Các loài sinh vật quý hiếm như san hô, sao biển, rùa biển thường sống bằng các nhuyễn thể và các loại thực vật phù du khác. Chúng cũng không có ý thức trong việc tìm kiếm thức ăn, dẫn đến việc hệ thống tiêu hóa của chúng bị tổn hại nặng nề vì ăn trúng các hạt vi nhựa. Theo một vài hình ảnh rùa biển thường bị mắc ống hút nhựa trong mũi, vòng nhựa quấn quanh thân khiến những con rùa vô tội bị biến dạng. Theo viện nghiên cứu phát triển Pháp, mỗi năm có 1,5 triệu động vật chết vì ngộ độc do ăn phải rác thải nhựa. Thử tưởng tượng những loài động vật quý hiếm của chúng ta bị chết dần chết mòn vì lý do ăn phải những loại rác nhựa nằm dưới đáy đại dương do chính con người thải ra.

Kế hoạch chống rác thải nhựa

Để có thể bảo vệ môi trường tự nhiên, mỗi người phải tự giác nâng cao ý thức của riêng mình trong việc sử dụng rác thải. Ngoài việc luôn giữ sạch không gian sống cho nhà mình thì phải biết làm sạch môi trường sống của cộng đồng nữa.

– Hạn chế sử dụng các loại nhựa, bao nilon khó phân hủy, thay vào đó dùng các loại lá cây để gói đồ ăn.

– Bỏ rác đúng nơi quy định: Phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ, rác tái chế để thuận tiện cho quá trình xử lý rác thải.

– Không nên sử dụng các loại ống hút, chai, hộp nhựa vì chúng khó phân hủy, thay vào đó sử dụng các loại ống hút bằng gỗ hoặc tre dễ phân hủy.

– Dùng các loại chai lọ thủy tinh giúp cho việc tái sử dụng nếu cần thiết

– Tuyên truyền mọi người, mọi nhà hạn chế sử dụng các loại túi nilon, hộp nhựa, ly nước sử dụng một lần.

Tổng kết

Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những vấn đề đang vô cùng nhức nhối trong thời điểm hiện tại. Chất thải nhựa gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe của con người, hệ sinh thái của sinh vật, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước. Trước những vấn đề này chúng ta cần có kế hoạch chống rác thải bằng nhựa càng sớm càng tốt. Bằng việc bỏ rác đúng vị trí và các cơ quan chính quyền có phương án xử lý các loại rác thải đúng cách tránh gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *