Theo thống kê, lượng rác thải ra môi trường tại Việt Nam trung bình mỗi năm khoảng 1,8 triệu tấn. Việt Nam là đất nước nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và vượt mức trung bình so với toàn cầu. Vì quản lý và xử lý rác thải nhựa chưa triệt để nên ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề vô cùng nan giải hiện nay. Chúng ta cần có phương án tối ưu trong việc xử lý các loại rác thải một cách khoa học và đúng cách, tránh gây ra các hệ lụy liên quan đến môi trường. Để biết thêm thông tin vui lòng tham khảo bài viết thống kê rác thải ở Việt Nam cùng chúng tôi nhé!
Nguyên nhân gây ra hiện trạng rác thải đáng báo động
Rác thải điện tử gia tăng tại Việt Nam
Rác thải điện tử là những loại thiết bị điện tử đã không còn có khả năng sử dụng bị người dùng vứt bỏ. Trong những sản phẩm này có chứa nhiều chất độc hại như chì, thủy ngân có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Theo thống kê rác thải điện tử khoảng 54 triệu tấn theo hội liên hiệp quốc.
Những loại rác điện tử từ các vật dụng như tivi, tủ lạnh thực sự gây độc hại vì chúng được tạo bởi những kim loại nặng. Các đơn vị xử lý rác chưa hiểu được vấn đề này, có hành động vứt rác bừa bãi, khí đột độc hòa vào không khí gây ra biến đổi gen và ảnh hưởng đến thai nhi.
Thống kê rác thải nhựa trong môi trường sống
Rác thải nhựa thường là các loại chai nhựa, hộp nhựa đựng đồ ăn, ly, ống hút chỉ sử dụng một lần. Vì tính tiện lợi của các loại vật dụng này mang lại mà khối lượng các loại rác thải ngày càng tăng lên chóng mặt. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy ở các trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, những khu vực công cộng các loại rác nhựa chất chồng cao vương vãi ra lề đường. Số liệu thống kê rác thải nhựa cùng nước sinh hoạt lên đến 60.000 tấn/ngày.
Với khả năng phân hủy cực chậm kéo dài đến 1.000 năm nên rác thải nhựa có tính nguy hiểm cực cao với môi trường sống. Chưa kể các vi nhựa sẽ ngấm sâu vào lòng đất. Đất của chúng ta mất đi dinh dưỡng không còn khả năng thấm nước vừa làm giảm thiểu khả năng phát triển của thực vật vừa gây ra sạt lở đất. Khi các loại nhựa này nằm xuống đáy sông, hồ, biển sẽ gây ra tắc nghẽn cống và gây ứ đọng rác thải, khiến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Vào mùa mưa, các loại mùi hôi thối từ rác thải bốc lên và vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh. Ngoài ra, các loài động vật nằm dưới đáy đại dương khi ăn phải những loại nhựa này sẽ bị tắc nghẽn đường tiêu hóa, con người khi thu nạp thức ăn vào người sẽ bị nhiễm độc.
Khai thác khoáng sản
Ngành khóa sản được xem là một trong những ngành góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế cho đất nước trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khai thác khoáng sản quá đà gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nguồn nước chúng ta sử dụng.
Thực trạng đáng báo động là người dân sử dụng các xe múc, xe cẩu để lấy cát, sỏi khiến môi trường đất bị ảnh hưởng làm sạt lở đất và thay đổi chất lượng nước sông.
Khai thác than bằng việc bốc xúc đá đá khá lớn, đất đá bị đào xới một cách quá đà gây ra việc đồng ruộng, khe suối bị xói mòn mỗi khi mưa lũ kéo đến. Cá chết hàng loạt do nước bị nhiễm xyanua, thủy ngân vì chưa qua xử lý. Hoạt động khai thác quặng sắt gây ô nhiễm túi nước ngầm và khiến mực nước ngầm bị hạ thấp gây ra vấn đề thiếu nước trầm trọng. Các hoạt động sản xuất công nghiệp như gạch ngói sản sinh ra nhiều loại khí độc hại như SO2, chất thải rắn như tro, gạch ngói vụn phát tán ra môi trường gây ô nhiễm không khí
Khí độc từ nhà máy sản xuất và phương tiện giao thông
Vì nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, các doanh nghiệp cần phải tối đa hóa trong khâu sản xuất. Các cơ sở sản xuất không có phương án xử lý khí thải triệt để gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Một ví dụ điển hình là khí độc từ các nhà máy phân bón đến môi trường và con người. Các chất độc hại như: bụi mịn PM 2.5 và PM 1.0 gây ra các loại bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp; khí SO2 hay còn gọi là lưu huỳnh đioxit, loại khí này không chỉ gây hại cho người mà còn phá hoại hệ sinh thái tự nhiên, có tác động xấu đến sức khỏe con người như nóng rát ở mũi và cổ
Tại TPHCM có 7,3 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 xe ô tô. Mỗi ngày tiêu thụ hết hơn 4 triệu lít nhiên liệu. Các loại khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường làm tăng hàm lượng bụi mịn và khiến cho những tầng mây chuyển thành mảng màu đen kịt
Chỉ số chất lượng không khí đang ở mức báo động đặc biệt từ 150 – 200 điểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Chúng ta phải chịu sự ngột ngạt do ô nhiễm không khí gây ra, các bệnh về đường hô hấp, tầng khí quyển bị chọc thủng gây ra thiên tai.
Hậu quả của việc xả rác bừa bãi
Vứt rác bừa bãi gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường trước được. Ô nhiễm môi trường nước gây ra hiện tượng nước sinh hoạt bị vẩn đục, nhiễm độc, con người khi sử dụng dễ dàng mắc nhiều loại bệnh tật. Ngoài ra, các loài động vật sinh sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì phải tiêu hóa các loại rác thải vụn nằm dưới đáy sông, hồ. Đất bị nhiễm khuẩn vì vi nhựa từ rác thải chảy vào khiến đất không còn giữ được sự phì nhiêu vốn có của nó. Theo thống kê rác thải khi nằm trong đất sẽ gây ô nhiễm trầm trọng.
Đất cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các cây trồng khi chúng ta bắt đầu rải mầm và chăm sóc. Tuy nhiên đất bị nhiễm phèn, nhiễm khuẩn là nguyên nhân dẫn đến các loài sâu bệnh sinh sôi. Chúng ta lại sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều hóa chất độc hại để tiêu diệt sâu bọ và đó là nguyên nhân con người bị giảm tuổi thọ khi hít phải các loại hóa chất độc hại vào người.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm rác thải
– Vì đặc tính nguy hiểm của rác thải điện tử là rất nguy hiểm, cho nên con người không nên tùy tiện đốt, tái chế một cách vô tội vạ. Thay vào đó chúng nên được phân loại và xử lý theo đúng quy trình. Bằng cách mang rác thải điện tử đến địa điểm thu mua rác thải công nghiệp.
– Chúng ta nên giảm thiểu tối đa việc sử dụng túi nilon thay vì các loại túi hữu cơ có khả năng tự phân hủy. Không sử dụng các loại túi có màu để đựng đồ ăn, thực phẩm để tránh nhiễm độc nhựa. Chúng ta nên có phương án xử lý các loại rác thải nhựa một cách khoa học bằng cách phân loại rác thải và thu gom cho quản lý khu vực xử lý. Không được tự ý đem rác thải nhựa sinh hoạt hằng ngày đi đốt vi gây ra chất đi ô xin gây ung thư.
– Các chính quyền địa phương cần có phương án tối ưu trong công tác quản lý và sử dụng đất sau khai khoáng, tăng cường điều tra các vị trí khai thác khoáng sản khi không được cấp phép.
– Cần tăng cường thanh tra và giám sát các hoạt động khai khoáng ở các khu vực tập trung đông đơn vị khai khoáng. Xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khi không được cho phép.
– Để có thể xử lý vấn nạn này, hơn bao giờ hết là ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với con người và thiên nhiên. Mỗi doanh nghiệp cần đề xuất phương án để xử lý các loại khí thải, chất thải bẩn ra môi trường triệt để và tối ưu nhất.
– Tập trung phát triển hệ thống phương tiện công cộng như xe buýt, xe buýt nhanh, tàu cao tốc để đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao thông và giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường bên ngoài.
– Tuyên truyền người dân sử dụng phương tiện giao thông hoạt động bằng năng lượng sạch như khí hóa lỏng, biodiesel và điện.
Các nhà quản lý nên yêu cầu vệ sinh môi trường giao thông bằng cách phun nước, quét đường để hạn chế lượng bụi trong không khí. Nên trồng thêm nhiều cây xanh để tạo ra bầu không khí trong lành ở các khu vực đậu xe, nhà chờ cho hành khách. Trên đây là những chia sẻ về thống kê rác thải mới nhất tại Việt Nam năm 2022. Hi vọng bài viết có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.