Môi trường sinh vật là các yếu tố vật lý có trong một khu vực để hỗ trợ sự tồn tại và sinh sản của một loài. Yếu tố vật lý: đất, độ ẩm, phạm vi nhiệt độ và cường độ ánh sáng. Môi trường sống của sinh vật là nơi mà một sinh vật làm nhà cho bầy đàn của nó. Một môi trường sống tốt là môi trường đáp ứng được điều kiện môi trường để sinh vật có thể tồn tại. Các thành phần chính của môi trường sống là nơi ở, nước, thức ăn và không gian.
Có mấy loại môi trường sống của sinh vật
- Động vật: Môi trường có khả năng giúp nó tìm kiếm và thu thập thức ăn, chọn bạn đời và sinh sản thành công.
- Thực vật: Môi trường sống kết hợp phù hợp của ánh sáng, không khí, nước và đất. Các loại thực vật như cây, cỏ. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thụ nhờ diệp lục ở các loài thực vật.
- Không gian sống: Tất cả các loài sinh vật kể cả con người đều cần có một không gian sống với đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, nước phù hợp. Sinh vật có thực sự phát triển khỏe mạnh và đúng với vòng tuần hoàn là nhờ yếu tố không gian sống.
- Môi trường trong đất: Bao gồm đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,… tùy vào điều kiện phát triển của các loài sinh vật. Đây thường là nơi được các loài động vật như giun, dế, bọ,… yêu thích và lựa chọn để sinh sống.
- Môi trường nước: Môi trường nước có nhiều loại khác nhau: nước mặn, nước ngọt, nước lợ,… Đây là nơi để các động vật ưa nước sử dụng để làm nhà của mình. Các loài động vật thường chọn môi trường nước để sinh trưởng và phát triển đó là cá, tôm, cua…
- Môi trường trên cạn: Bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trên trái đất… Đây là môi trường có nhiều sinh vật và con người đang sống. Môi trường trên cạn chiếm phần đa các loài động/thực vật hiện nay.
- Môi trường sống sinh vật: Là không gian bao quanh sinh vật để hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Tùy vào mỗi loài sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường khác nhau. Cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở nơi lấy thức ăn của sinh vật khác.
Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Các điều kiện sống như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở,… thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể. Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại động vật như muỗi. Thay đổi tới sự sinh trưởng và phát triển của các loại số lượng cá thể của quần thể
Môi trường sống của sinh vật chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm và con người. Những yếu tố này chi phối lẫn nhau và tác động xấu hoặc tốt đến môi trường sống.
– Ánh sáng: Chi phối trực tiếp đến sự sống của sinh vật trên trái đất, chịu ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật
– Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 0 – 50 độ C
– Độ ẩm: Điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết ở động vật, đặc biệt trong quá trình quang hợp ở thực vật
Sinh vật có xu hướng sử dụng các tài nguyên có sẵn, đồ ăn hạn chế như thức ăn, không gian, ánh sáng, nhiệt, nước, không khí và nơi ở. Mỗi sinh vật tương tác với những cách thức khác nhau
Đặc điểm môi trường của sinh vật
Một trong những lý do khiến môi trường sống của sinh vật bị biến đổi cấu trúc và chức năng đó là thiên tai: lũ lụt, hạn hán, các loại hóa chất ra môi trường bên ngoài.
Sinh vật có đặc điểm cấu trúc đa dạng tạo điều kiện để hỗ trợ sự tồn tại của chúng. Các sinh vật có nhu cầu giống nhau có thể cạnh tranh với nhau về các nguồn tài nguyên như thức ăn, không gian, nước, không khí và nơi ở
Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái của sinh vật. Lượng cacbon và năng lượng được cố định trong quá trình quang hợp. Các loài sinh vật khác nhau thường có một môi trường sống và phát triển khác nhau.
Trong quá trình quang hợp, thực vật thu năng lượng ánh sáng bằng chất diệp lục của chúng và sử dụng nó để chuyển đổi carbon dioxide và độ ẩm (được hấp thụ từ không khí) thành đường (năng lượng hóa học) Oxi được giải phóng như một sản phẩm phụ
Vị trí vật lý cụ thể nơi một sinh vật sống hoặc thích nghi để sống trong một cộng đồng
Mỗi hệ sinh thái đều có nhiều loại cây xanh để thực hiện quá trình quang hợp và giải phóng năng lượng hóa học (carbohydrate, protein,…)
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật như thế nào?
Trong điều kiện môi trường bị biến đổi, nhiệt độ và không khí cũng thay đổi. Đây là lúc các loại sinh vật không có khả sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên. Điều này dẫn đến sự biến đổi hình thái hoặc biến đổi gen ở động vật.
Động vật bị biến dạng, thực vật bị sâu bọ tàn phá. Dưới tác động của không khí, nhiệt độ, ánh sáng,… bị biến đổi nặng nề.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường sống của sinh vật
Một trong những nguyên nhân khiến môi trường bị biến đổi, đó là do khí hậu thay đổi, nhiệt độ nóng lạnh thất thường, độ ẩm tăng, giảm ở một số vùng khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải trong quá trình xây dựng và khai thác từ các nhà máy.
Các hóa chất, thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật, tác nhân phóng xạ từ nhà máy, khói bụi từ các phương tiện giao thông.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí càng ngày càng nặng nề. Các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải tạo ra các chất gây ô nhiễm như: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4… đây là các chất khiến hiện tượng hiệu ứng nhà kính và làm bầu khí quyển bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân chủ quan về ý thức của con người. Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và cuộc sống của con người, chất thải nhà máy và khu chế xuất.
Ở các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, chợ, quán ăn nơi chế biến thực phẩm, nước, rác, vi khuẩn ngấm vào trong lòng đất gây ra vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Nạn chặt phá rừng khiến động vật không có nơi trú ẩn, hạn chế cho yếu tố quang hợp
Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường hiện nay
– Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho từng cá nhân
– Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát từng đơn vị, khu chế xuất, khu công nghiệp
– Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp
– Trồng thêm nhiều cây xanh, phủ xanh đồi trọc
– Hạn chế sử dụng các loại rác thải nhựa khó phân hủy, phân loại các loại rác sau khi sử dụng
Bảo vệ môi trường sống của sinh vật đang là một trong những vấn đề cáp thiết hiện nay. Môi trường có thật sự trong lành, sạch đẹp thì các loài sinh vật mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Động vật được sống trong môi trường tốt, đương nhiên các du khách cũng đến tham quan nhiều hơn, du lịch phát triển, kinh tế có xu hướng đi lên. Vì vậy chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường sinh vật.